Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?

Khác với tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latinh, tiếng Trung sở hữu hệ thống chữ viết độc đáo với hàng ngàn ký tự tượng hình được gọi là chữ Hán.

Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?

Để hỗ trợ việc học và sử dụng tiếng Trung, người ta đã phát minh ra bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin, hay còn gọi là phiên âm tiếng Trung, giúp biểu thị âm tiết tiếng Trung bằng các ký tự Latinh.

Pinyin đóng vai trò như chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa ngôn ngữ Trung Hoa, là nền tảng thiết yếu cho người mới bắt đầu hành trình chinh phục tiếng Trung.

Nguồn gốc của bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin

Vào thế kỷ 20, với mục tiêu phổ cập tiếng Trung Quốc ra thế giới, các nhà ngôn ngữ học đã sáng tạo ra hệ thống phiên âm Pinyin dựa trên bảng chữ cái Latinh. Pinyin được chính thức công bố vào năm 1958 và trở thành hệ thống phiên âm tiếng Trung chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Vai trò của bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin với người học tiếng Trung

Nền tảng phát âm:

Pinyin giúp người học phát âm chính xác các âm tiết tiếng Trung, tránh sai sót ngay từ bước đầu tiên.

Các ký hiệu phiên âm mô tả chi tiết vị trí đặt lưỡi, cách di chuyển môi, cách sử dụng luồng hơi, giúp người học dễ dàng hình dung và lặp lại cách phát âm chuẩn xác.

Công cụ tra cứu:

Nhờ có Pinyin, việc tra cứu từ vựng và ngữ pháp tiếng Trung trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Người học có thể sử dụng các công cụ tra cứu trực tuyến hoặc từ điển tiếng Trung có phiên âm Pinyin để tìm kiếm thông tin chính xác và nhanh chóng.

Hỗ trợ học viết:

Pinyin cung cấp phương án viết tiếng Trung bằng các ký tự Latinh, giúp người mới bắt đầu làm quen với cấu trúc chữ Hán mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Việc học viết Pinyin trước khi học viết chữ Hán giúp người học nắm vững âm tiết và thứ tự các nét trong chữ Hán một cách hiệu quả.

Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin bao gồm 3 thành phần chính:

  1. Thanh mẫu: Là phần phụ âm đầu của âm tiết.
  2. Vận mẫu: Là phần nguyên âm và phụ âm cuối của âm tiết.
  3. Thanh điệu: Là dấu cao độ biểu thị ngữ điệu của âm tiết.

Hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Trung chi tiết cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Trung chi tiết cho người mới bắt đầu

Thanh mẫu

Gồm 21 phụ âm đầu được chia thành 7 nhóm dựa trên cách phát âm:

NhómThanh MẫuCách phát âmVí dụ
Nhóm âm hai môi và răng môibKhi phát âm ta sẽ dùng hai môi khép chặt, sau đó hai môi bật mở nhanh để phát luồng hơi ra ngoài, không bật hơi.八 (bā) – tám
pVị trí phát âm của âm này giống như âm “b”, luồng hơi bị lực ép đấy ra ngoài, thường được gọi là âm bật hơi.苹果 (píngguǒ) – táo
fKhi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới, luống hơi ma sát thoát ra ngoài, đây còn được gọi là âm môi răng.风 (fēng) – gió
mKhi phát âm, hai môi của chúng ta khép lại, ngạc và lưỡi hạ xuống, luồng không khí theo khoang mũi ra ngoài.妈妈 (māma) – mẹ
Nhóm âm đầu lưỡidKhi phát âm, đầu lưỡi chạm răng trên, khoang miệng trữ hơi sau đó đầu lưỡi hạ thật nhanh để đẩy luồng hơi ra ngoài.大 (dà) – to
tVị trí phát âm của âm này giống như âm “d”, tuy nhiên đây là âm bật hơi nên ta cần đẩy mạnh luồng hơi ra.他 (tā) – anh ấy
nKhi phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi nở.女 (nǚ) – phụ nữ
lKhi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm “n” lùi về sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.路 (lù) – đường
Nhóm âm cuống lưỡigĐây là âm không bật hơi, khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng sát cao ngạc mềm, sau đó hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi đi ra ngoài một cách nhanh chóng.狗 (gǒu) – chó
kĐây là âm bật hơi, khi phát âm, vị trí đặt âm cũng như âm “g”. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi thật mạnh.课 (kè) – tiết học
hKhi phát âm, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang ma sát đi ra.好 (hǎo) – tốt
Nhóm âm mặt lưỡijĐây là âm không bật hơi. Khi phát âm, mặt lưỡi áp sát vào ngạc cứng, đầu lưỡi hạ xuống mặt sau răng dưới, luồng hơi từ khoảng giữa mặt lưỡi đi ra ngoài.家 (jiā) – nhà
qĐây là âm bật hơi, vị trí phát âm giống như âm “j”, tuy nhiên cần bật hơi mạnh ra ngoài.钱 (qián) – tiền
xKhi phát âm mặt lưỡi trên gần với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng và đẩy mạnh ra ngoài.小 (xiǎo) – nhỏ
Nhóm âm đầu lưỡi sauzhĐây là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên, chạm vào ngạc cứng, luồng hơi từ đầu và ngạc cứng mà bật ra ngoài.中 (zhōng) – trung
chVị trí đặt âm của âm này giống như âm “zh” nhưng cần bật hơi mạnh ra ngoài.吃 (chī) – ăn
shKhi phát âm đầu lưỡi sát với ngạc cứng, luồng hơi từ giữa lưỡi và ngạc cứng được đẩy ra ngoài.书 (shū) – sách
rVị trí phát âm của âm này giống âm “sh” nhưng là âm không rung.人 (rén) – người
Nhóm âm đầu lưỡi trướczĐây là âm không bật hơi, khi phát âm, đầu lưỡi thẳng, chạm sát vào mặt răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi lại để luồng hơi từ khoang miệng ra ngoài.子 (zi) – con
cĐây là âm bật hơi, vị trí đặt âm giống như “z” nhưng cần bật mạnh hơi ra ngoài草 (cǎo) – cỏ
sKhi phát âm, đầu lưỡi tiếp cận sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi và răng trên ma sát ra ngoài.三 (sān) – ba

Vận mẫu

Gồm 6 vận mẫu đơn: 

Vận Mẫu Cách phát âmĐặc điểmVí Dụ
a (a)Há mồm to và hạ thấp lưỡiNguyên âm dài, đọc không tròn môi và có cách phát âm gần giống với âm “a” trong Tiếng Việt.mā (妈 – mẹ)
o (o)Rút lưỡi về phía sau, đặt gốc lưỡi ở vị trí giữa, hai môi tạo hình thành tròn và nhô ra ngoài một chút.Nguyên âm dài và đọc tròn môi, phát âm gần tương tự với chữ “ô” trong tiếng Việt.wǒ (我 – tôi)
e (e)Rút lưỡi về sau, nâng cao lưỡi đặt ở vị trí giữa và há mồm vừa đủ rộngNguyên âm dài và không tròn môi, có cách đọc khá giống “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt.lè (乐 – vui)

i (i)
Để đầu lưỡi dính với răng dưới, mặt lưỡi phía dưới nâng sát ngạc cứng, hai môi để dẹp và bành rộng ra.Nguyên âm dài và đọc không tròn môi, tương tự với cách phát âm “i” trong tiếng Việt.mí (迷 – mê)
u (u)Nâng cao gốc lưỡi, rụt lưỡi về sau và tạo hình môi tròn, nhô ra phía trướcNguyên âm dài và phát âm tròn môi, tương tự chữ “u” trong tiếng Việt.shū (书 – sách)
ü (ü)Để đầu lưỡi dính răng dưới, mặt lưỡi phía dưới đặt sát ngạc cứng và để môi tròn, nhô về phía trướcNguyên âm dài và đọc tròn môi, giống cách đọc của chữ “uy” trong tiếng Việt.lǜ (绿 – xanh)

13 vận mẫu kép:

Vận MẫuVí DụVận MẫuVí Dụ
ai (ai)ài (爱 – yêu)ua (ua)guā (瓜 – dưa)
ei (ei)lèi (累 – mệt)üe (üe)yuè (月 – trăng)
ao (ao)dào (到 – đến)ue (ue)juédé (觉得 – cảm thấy)
ou (ou)gǒu (狗 – chó)iao (iao)miǎo (秒 – giây)
uo (uo)duò (多 – nhiều)uai (uai)guài (怪 – kỳ lạ)
ia (ia)jiā (家 – nhà)iu (iu)liù (六 – sáu)
ie (ie)jié (节 – lễ)

16 vận mẫu âm mũi:

Vận MẫuVí DụVận MẫuVí Dụ
an (an)bàn (办 – làm)ang (ang)yáng (羊 – cừu)
en (en)fēn (分 – chia)eng (eng)Mèng (梦 – mơ)
in (in)xīn (心 – tim)iang (iang)liàng (量 – đo)
un (un)xún (寻 – tìm)iong (iong)qióng (穷 – nghèo)
ün (ün)xún (训 – đào tạo)ing (ing)qíng (情 – tình cảm)
ian (ian)tiān (天 – trời)uang (uang)guāng (光 – ánh sáng)
uan (uan)tuán (团 – đoàn)ueng (ueng)Wēng (翁 – ông già)
üan (üan)“yuán” (元 – nhân dân tệ)ong (ong)Lóng (龙 – rồng)

1 vận mẫu âm uốn lưỡi er, ví dụ: èr (二  hai)

Thanh điệu

Tiếng Trung có 4 thanh điệu được đánh dấu bằng các ký hiệu trên nguyên âm:

Thanh điệuKý hiệuCách đọcVí dụ
Thanh 1(阴平/yīnpíng/ âm bình)ˉĐọc không dấu, âm kéo dài và đều đều. Âm kéo dài từ cao độ 5 sang 5.mā (mā)
Thanh 2(阳平/yángpíng/ Dương bình)՛Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt, giọng điệu tăng dần từ thấp lên cao. Âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 3 lên 5.má (má)
Thanh 3(上声/shàngshēng/ Thượng thanh)ˇĐọc gần giống với dấu hỏi, phát âm từ cao độ 2 (trung bình) xuống cao độ 1 (thấp) rồi lên cao độ 4 (vừa). Âm ngâm của nó rất đặc biệt khi được phát âm rõ ràngmǎ (mǎ)
Thanh 4(去声 /qù shēng/ Khứ thanh)`Đọc không dấu, giọng đẩy xuống và đọc dứt khoát với âm điệu từ cao nhất (cao độ 5) xuống thấp nhất (cao độ 1).mà (mà)

Thanh nhẹ (Khinh thanh)

Một số âm tiết mất đi thanh điệu gốc của chúng trong từ, âm tiết, đọc thành một âm vừa nhẹ vừa ngắn. Những âm này gọi là thanh nhẹ.

Ví dụ:

他的 – / tā de /

哥哥 – / gē ge /

先生 – / xiān sheng /

休息 – / xiū xi /

Hướng dẫn cài đặt sử dụng bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin trên máy tính, điện thoại

Máy tính:

Bước 1:Truy cập vào Control panel, sau đó chọn Clock, Language, Region, rồi chọn Language.

Bước 2: Chọn hộp thoại Add Input Language, máy sẽ hiển thị danh sách ngôn ngữ. Bạn click chọn Chinese Simplified – Microsoft Pinyin New Experience Input, rồi chọn OK để hoàn tất cài đặt bàn phím.

Bước 3: Khi muốn sử dụng bộ gõ này, bạn chỉ cần bấm vào biểu tượng ngôn ngữ nhập ở góc phải thanh Taskbar trên màn hình máy tính, sau đó chọn Chinese >Chinese Simplified – Microsoft Pinyin New Experience Input Style.

Bước 4: Bây giờ bạn có thể gõ tiếng Trung trên máy tính, laptop bằng bộ gõ Pinyin rồi đó.

Điện thoại:

Điện thoại thông minh thường có sẵn bàn phím tiếng Trung với chức năng gõ Pinyin.

  • Kích hoạt bàn phím tiếng Trung và chọn phương thức gõ Pinyin.
  • Trượt ngón tay trên bàn phím để nhập âm tiết theo cách bấm theo thứ tự các thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu.

Một số ứng dụng bàn phím tiếng Trung còn hỗ trợ gợi ý từ vựng và tự động sửa lỗi chính tả.

Bí quyết thành thạo bảng chữ cái tiếng Trung

Bí quyết thành thạo bảng chữ cái tiếng Trung

Cách luyện nghe pinyin hiệu quả

  • Sử dụng tài liệu nghe: Để luyện nghe hiệu quả, bạn có thể tìm kiếm các nguồn như podcast hay sách nói tiếng Trung để làm quen với cách phát âm và thanh điệu. Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm những video hướng dẫn phát âm trên Youtube.
  • Thực hành nghe chủ động: Thực hành nghe chủ động bằng cách chép chính tả các đoạn hội thoại hoặc câu chuyện ngắn và chép lại bằng Pinyin. Phương pháp này sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt các âm thanh khác nhau trong tiếng Trung. Bạn cũng có thể nghe các đoạn ghi âm ngắn và lặp lại theo để bắt chước ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ.

Cách luyện đọc hiệu quả

  • Phát âm các từ lẻ: Bắt đầu với việc luyện tập phát âm thanh mẫu, vận mẫu, và âm điệu một cách chính xác. Kết hợp chúng để tạo thành các từ đơn giản như ba, pa, ma, fa. Thực hành bằng cách phát âm từng âm này nhiều lần và lắng nghe sự khác biệt giữa chúng.
  • Luyện đọc cụm từ và câu ngắn: Khi đã quen với các từ đơn, hãy luyện tập đọc các cụm từ và câu ngắn. Ví dụ, bạn có thể luyện đọc các câu như “wǒ ài nǐ” (我爱你 – Anh yêu em) và “tā shì xuéshēng” (他是学生 – Anh ấy là học sinh). Trong lúc luyện tập, hãy chú ý đến cách âm điệu thay đổi trong một câu, làm sao để các âm điệu này kết hợp một cách tự nhiên nhất.
  • Luyện đọc một đoạn văn bản ngắn: Sau khi đã thành thạo các cụm từ và câu ngắn, bạn hãy chuyển sang đọc các bài văn ngắn, câu chuyện hoặc đoạn hội thoại đơn giản. Ở giai đoạn đầu hãy chọn các chủ đề quen thuộc như gia đình, trường học, ẩm thực. Việc luyện đọc đoạn văn không chỉ cải thiện phát âm mà còn giúp bạn làm quen với các từ vựng và cấu trúc câu phổ biến. 

Thực hành với người bản xứ

Để cải thiện phát âm, bạn hãy tìm kiếm các câu lạc bộ hoặc nhóm học tiếng Trung tại địa phương hoặc trực tuyến để thực hành nói và nghe với người bản xứ. Đây còn là một cơ hội tốt để kết bạn và giao lưu văn hóa đó.

Sử dụng flashcards kết hợp audio

Sử dụng flashcards là một phương pháp hiệu quả để ghi nhớ Pinyin và từ vựng. Khi kết hợp với audio, hiệu quả học tập sẽ tăng lên đáng kể. Khi bạn nhìn thấy từ Pinyin trên flashcard và nghe âm thanh phát âm của từ đó, cả thính giác và thị giác đều được kích hoạt.

Sự tương tác của nhiều giác quan giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận biết âm thanh chính xác hơn. Ngoài ra, nghe audio đi kèm giúp bạn làm quen với cách phát âm chính xác của từng từ Pinyin, từ đó cải thiện khả năng phát âm của bạn.

Hướng dẫn viết chữ Hán cho người mới bắt đầu

Các nét cơ bản trong tiếng Trung

Tiếng Trung có 8 nét cơ bản, là nền tảng để viết tất cả các chữ Hán:

  1. Nét ngang (héng): Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  2. Nét sổ thẳng (shù): Nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
  3. Nét chấm (diǎn): Một dấu chấm tròn, được đặt từ trên xuống dưới.
  4. Nét hất (tí): Đây là nét cong, bắt đầu từ trái sang phải và đi lên.
  5. Nét phẩy (piě): Nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
  6. Nét mác (nà): Nét cong, bắt đầu từ trên xuống dưới và đi sang phải.
  7. Nét gập (zhé): Nét cong, bắt đầu từ trái sang phải và đi xuống.
  8. Nét móc (gōu): Nét cong, bắt đầu từ phải qua trái và đi lên.

Quy tắc viết chữ Hán

Việc viết chữ Hán có thể gây khó khăn ban đầu, nhưng nắm vững một số quy tắc cơ bản sẽ giúp bạn viết chuẩn xác hơn. Dưới đây là 7 quy tắc viết chữ Hán mà bạn nên biết:

Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau: Trong một chữ Hán, nếu có nét ngang và nét sổ giao nhau, viết nét ngang trước nét sổ sau. Ví dụ: Chữ “十” (số 10) gồm 2 nét: nét ngang và nét sổ. Nét ngang viết trước, nét sổ viết sau.

Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau: Trong một chữ Hán có nét phẩy và nét mác, viết nét phẩy (bên trái) trước, nét mác (bên phải) viết sau. Ví dụ: Chữ “八” (số 8) nét phẩy viết trước, nét mác viết sau.

Quy tắc 3: Từ trên xuống dưới: Viết theo thứ tự nét ở trên trước, nét ở dưới viết sau. Ví dụ: Chữ “二” (số 2).

Quy tắc 4: Từ trái qua phải: Các nét bên trái viết trước, các nét bên phải viết sau. Ví dụ: Chữ “他” (anh ấy, ông ấy, cậu ấy…) bộ “亻” (nhân đứng) bên trái viết trước, chữ “也” bên phải viết sau.

Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau: Các nét bên ngoài viết trước, các nét bên trong viết sau. Ví dụ: Chữ “用” phần bên ngoài viết trước, phần bên trong viết sau.

Quy tắc 6: Vào trước đóng sau: Viết nét ở giữa trước, nét ở 2 bên viết sau. Ví dụ: Chữ “回” phần khung ngoài viết trước, bộ “口” (khẩu) bên trong viết sau, cuối cùng đóng cửa bằng nét ngang “一” để hoàn thành.

Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau: Trong trường hợp bạn viết chữ Hán có nhiều nét, viết nét ở giữa trước, nét ở 2 bên viết sau. Ví dụ: Chữ “水” (nước), nét móc ở giữa viết trước, hai nét hai bên viết sau.

Khi bạn đã nắm rõ những quy tắc này, việc viết chữ Hán sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn nữa rồi.

Các bộ thủ cơ bản trong tiếng Trung

Bộ thủ là những phần cấu tạo nên chữ Hán, giúp phân biệt nghĩa và âm tiết của chữ.

Dưới đây là 50 bộ thủ cơ bản trong chữ Hán (tiếng Trung):

STTBộ thủ/ Phiên âm/ Hán ViệtÝ nghĩaVí dụ
1Ví (亻)rénNhân (nhân đứng)người他/tā/: anh ấy
化 /huà/: biến hóa, thay đổi.
休 /xiū/ ngừng, nghỉ
2刀 (刂)dāoĐaocon dao, cây đao剪/jiǎn/: cắt, xén
争/zhēng/: tranh giành, cạnh tranh
兔/tù/: con thỏ
3力lìLựcsức mạnh边/biān/: bên cạnh
办/bàn/: xử lý, lo liệu
务/wù/: sự việc
4口kǒuKhẩucái miệng吐 /tù/: nôn
句 /jù): câu, cú
右 /yòu/: bên phải
叫 /jiào/: gọi, kêu
5囗wéiVivây quanh团/tuán/: đoàn
困 /kùn/: buồn ngủ
四 /sì/ : 4
6土tǔThổđất坐 /zuò/ : ngồi
圣 /shèng/: thánh
在 /zài/: ở,tại,…
7大dàĐạito lớn太/tài/: Thái
夬/guài/: Quái
8女nǚNữnữ giới妈/māma/: Mẹ
姐姐/jiějie/: chị gái
妹妹/mèimei/: em gái
9宀miánMiênmái che, mái hiên家/jiā/: Nhà
按 /àn/: an toàn
10山shānSơnnúi non山/sān/: Núi
官/guān/: quan
家 /jiā/: nhà
寄 /jì/ : gửi
11巾jīnCânQuảng帅 /shuài/: soái, đẹp trai
师 /shī/: thầy
币 /bì/: tiền tệ
12广yǎn/guǎngNghiễm/ quảngmái nhà lớn库 /kù/: kho
庙/miào/: đền, miếu
店 /diàn/: cửa hàng, cửa tiệm
13彳chìXíchbước chân trái行/xíng/: Thực hiện, làm, hành động
14心 (忄)xīnTâm (tâm đứng)tim, tâm trí, tấm lòng忘/wàng/: quên
愁/chóu/: sầu lo
想/xiǎng/: nghĩ, nhớ
15手 (扌)shǒuThủ (tài gảy)tay指/zhǐ/: Chỉ
16攴 (攵)pùPhộcđánh khẽ政 /zhèng/: chính trị
教 /jiào/: dạy dỗ, giáo dục; chỉ bảo
数 /shǔ/: đếm
17日rìNhậtngày, mặt trời旧 /jiù/:cũ
早 /zǎo/: sớm
明 /míng/: minh
是 /shì/: là, phải
18木mùMộcgỗ, cây cối本 /běn/: bổn, bản, lượng từ của sách
树 /shù/: cây
机 /jī/: cơ, máy móc
杀 /shā/: giết
19水 (氵)shuǐThủy (ba chấm thuỷ)nước冰 /bīng/: băng
海 /hǎi/: biển
湖 /hú/: hồ
20火 (灬)huǒHỏa (bốn chấm hoả)lửa炒 /chǎo/: xào
灯 /dēng/: đèn
烫 /tàng/: nóng, bỏng
灾 /zāi/: tai nạn, tai ương
21牛 (牜)níuNgưutrâu牧/mù/: Mục
牲/shēng/: Sinh
牴/dǐ/: Để
22犬 (犭)quảnKhuyểncon chó狗/gǒu/: Cẩu
狐/hú/: Hồ
哭/kū/: khóc
23玉yùNgọcđá quý, ngọc国/ guó/: Đất nước
宝石/bǎoshí/: Đá quý
24田tiánĐiềnruộng电 /diàn/ điện
男 /nán/: nam
画 /huà/: vẽ
25疒nǐNạchbệnh tật病/bìng/: bệnh tật
痰/tán/: đàm, đờm
26目mùMụcmắt看 /kàn/: nhìn
眉 /méi/: lông mày
省 /shěng/: tỉnh thành
27石shíThạchđá破 /pò/: phá
碰 /pèng/: đụng, va, chạm
碗 /wǎn/: bát
28禾héHòalúa私 /sī/: tư, riêng tư
稳 /wěn/: ổn định
稿 /gǎo/: bản thảo
种 /zhǒng/: chủng loại
稻草/dào cǎo/:rơm rạ
29竹zhúTrúctre, trúc笔 /bǐ/ : bút
笑 /xiào/: cười
笨 /bèn/: ngốc, đần
30米mǐMễgạo将来/jiānglái/: tương lai
数 /shù/:số
31糸 (糹-纟)mìMịchsợi tơ nhỏ糺/jiū/: quân đội
糿/Yòu/: gạo nếp
32肉ròuNhụcthịt肉慾/ròuyù/: dục vọng
肉刑/ròuxíng/: hình phạt
33艸 (艹)cǎoThảocỏ草 /cǎo/: cỏ
茶 /chá/: trà
节 /jié/: tiết, lễ
苦 /kǔ/: đắng
34虫chóngTrùngsâu bọ虾 /xiā/: tôm
蛇 /shé/ : rắn
蚊 /wén/ : muỗi
35衣 (衤)yīYy phục, quần áo滚 /gǔn/ : lăn, cuộn, cút
袋 /dài/: túi, bao
装 /zhuāng/: trang bị giả trang, trang phục
36言 (讠)yánNgônnói诗 /shī/: thơ
谁 /shuí/: ai, người nào
请 /qǐng/: mời
课 /kè/: bài , tiết
37貝 (贝)bèiBốivật báu货 /huò/: hàng
贵 /guì/ : quý, đắt
贴 /tiē/ : dán
费 /fèi/: phí
38足zúTúcchân, đầy đủ踢 /tī/: đá
跑 /pǎo/: chạy
跟 /gēn/: cùng, với
跪 /guì/: quỳ
39車 (车)chēXachiếc xe自行车 /zìxíngchē/: xe đạp
电动车 /diàndòng chē/: xe đạp điện
40辵 (辶)chuòQuai xướcchợt đi chợt dừng边 /biān/: bên
过 /guò/: qua
这 /zhè/: đây
达 /dá/: đạt
41邑 (阝)yìẤpvùng đất扈 /hù/: tuỳ tùng; hộ tống; đi theo sau
邕 /yōng/: Ung Giang
42金 (钅)jīnKimkim loại; vàng铜 /tóng/: đồng
钱 /qián/: tiền
铅 /qiān/: chì
锁 /suǒ/: khóa
43門 (门)ménMôncửa hai cánh问 /wèn/: hỏi
闭 /bì/: đóng, nhắm
闲 /xián/: nhàn hạ, rảnh rỗi
44阜 (阝)fùPhụđống đất, gò đất陧/ niè/: bấp bênh
险/xiǎn/: nguy hiểm
院/yuàn/:viện
隔/gé/:cách
45雨yǔVũmưa雪 /xuě/: tuyết
雷 /léi/: lôi, sét
零 /líng/: số không
雾 /wù/: sương mù
46頁 (页)yèHiệtđầu; trang giấy顶 /dǐng/:đỉnh
顺 /shùn/: thuận
顿 /dùn/: ngừng
题 /tí/: đề, câu hỏi
47食 (飠-饣)shíThựcăn饼 /bǐng/: bánh
饭 /fàn/: cơm
饿 /è/: đói
48馬 (马)mǎMãcon ngựa妈 /mā/: mẹ
骂 /mà/: mắng, chửi
骑 /qí/: đi, cưỡi
49魚 (鱼)yúNgưcon cá鲁/lǔ/: đần độn, chậm chạp
魸/piàn/: cá mèo
50鳥 (鸟)niǎoĐiểucon chim鳦/yǐ/: chim én